Bật mí cách đánh trống múa lân đơn giản

Cách đánh trống múa lân

Cách đánh trống múa lân -múa lân là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của ông cha ta, đây cũng là một trong những nét đẹp văn hóa của Việt Nam nói riêng và một số quốc gia khác tại châu Á nói chung.

Hôm nay thunggonhapkhau.com sẽ cùng bạn tìm hiểu ý nghĩa đặc biệt của loại hình nghệ thuật múa lân và cách đánh trống múa lân đơn giản cho người mới bắt đầu nhé. 

>>> Xem thêm: Trống Đọi Tam

Cách đánh trống múa lân
Cách đánh trống múa lân

Giới thiệu về nghệ Thuật múa lân 

Múa lân là một loại hình nghệ thuật dân gian có từ lâu đời và là một hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ hội, khánh thành, khai trương,… . 

Múa lân là môn nghệ thuật có từ rất lâu đời và thường xuất hiện trong các ngày lễ tết, lễ hội, dịp trung thu, khai trường,…  đây là môn nghệ thuật bắt nguồn từ Trung Quốc và có lịch sử rất lâu đời. 

Môn nghệ thuật này cũng xuất hiện  ở Việt Nam từ rất lâu đời và cũng dần trở thành một trong những  nét đẹp văn hóa riêng biệt của nước ta. 

Các thông tin chính về trống múa lân

Về chất liệu làm trống

Cũng như hầu hết các loại trống gỗ khác, trống múa lân cũng được đóng từ 2 nguyên liệu chính là gỗ mít và da trâu.

Phần thân trống lân được ghép nối tỉ mỉ, kín khít bằng những thanh gỗ mít chọn lọc. Mỗi thanh gỗ được tuyển chọn kỹ càng từ những thân gỗ mít già tự nhiên nên vô cùng chắc chắn và không bị mối mọt. 

Trống múa lân có tạo hình rất bắt mắt khi phần thân trống được sơn vẽ trang trí bằng nhiều hoa văn với màu sắc bắt mắt, các loại trống lân ở Trung Quốc còn trang trí bằng kim sa và rèm vải rất độc đáo.

Mặt trống lân được bọc bằng da của những con trâu già với đội đàn hồi cực tốt. Nhờ vậy mà khi bào kĩ để căng mặt trống và chịu áp lực gõ của dùi trống thì mặt trống cũng không bị trùng hay rách, tạo ra âm thanh đanh giòn rất hay.

Ngoài ra, ở phần thân trống còn được bện thêm vòng dây mây hay chiếc đai nhỏ bằng tre. Mặt trống bưng kín và được ghim chắc chắn với thân bằng các hành đinh mũ rất to. Nhờ vậy mà trông chiếc trống cũng mạnh mẽ, hầm hố và vô cùng bền bỉ.

Về hình dáng, kết cấu

Trống múa lân Trung Quốc
Trống múa lân chất lượng

Trống lân có một điểm nổi bật khác với những loại trống thông thường đó là chỉ có một mặt trống. Một mặt bọc da trâu để đánh và mặt còn lại để hở.

Từ đó mà trống lân có hình dáng giống với một chiếc chum, mặt trên để đánh trống to hơn mặt dưới. Phần phía trong tang trống được gắn thêm các lò xo. Do đó mà âm thanh trống lân cũng có độ vang giòn hơn hẳn các loại trống khác.

Bởi vậy mà khi biểu diễn, các nghệ nhân không cần tốn nhiều sức lực để gõ mạnh mà vẫn tạo được âm thanh đủ lớn cho người xem. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này bởi dùi trống lân nhỏ hơn hẳn dùi của loại trống khác.

Đặc điểm của múa lân 

Múa lân thường  là hoạt động nghệ thuật mở đầu sặc sắc của các lễ hội, lễ khánh thành, lễ khai trương,… nhằm tạo không khí nhộn nhịp vui tươi và  tạo được nhiều ấn tượng đối  với khách mới, đặc biệt là đối với khách mời và các du khách nước ngoài khi tới Việt Nam. 

Một màn trình diễn múa Lân  được đánh giá cao và được coi là thành công thì cần có sự kết hợp nhịp nhàng và nhuần nhuyễn giữa nhiều yếu tố như lân sư, nhạc cụ, đầu lân,… . 

Đặc biệt là đối với phần nhạc cụ  của bộ môn  múa lân khá là đặc sắc và đa dạng bao gồm trống lân, xã đồng hay chập cheng, nạ bạt, lồ đồng,… . 

Đối với xã đồng thì thường được các cơ sở múa lân chuyên nghiệp sử dụng xã đồng của Trung Quốc, lò đồng thì thường chọn loại có âm thanh dứt khoát không bị vang hoặc không bị đứt tiếng. 

Còn đối với trống lân thì bạn  cũng có thể lựa chọn trống lân được sản xuất tại các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam hoặc lựa chọn trống lân Trung Quốc, để có âm thanh  và một màn trình diễn tuyệt vời nhé. 

>> Xem thêm: Trống Hát Văn

Trống múa lân có những loại nào?

Hiện nay trống múa lân có rất nhiều loại với mẫu mã và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, người ta thường phân loại chúng theo nguồn gốc là trống múa lân Việt Nam và trống múa lân Trung Quốc.

Trống múa lân
Trống múa lân giá rẻ tại Trống Đăng Khoa

Trống múa lân Trung Quốc

Có thể nói Trung Quốc chính là cái nôi của nghệ thuật múa lân bởi các điệu múa lân của chúng ta được cải tiến và sáng tạo từ phong tục múa lân của Trung Quốc.

Ngày nay, múa lân vẫn là một nét đẹp trong các phong tục của họ, trở thành môn nghệ thuật đường phố vô cùng đặc sắc, thu hút sự chú ý của những người qua đường, đặc biệt là những vị khách nước ngoài.

Trống múa lân Trung Quốc hay còn gọi là trống Phật Sơn. Loại trống này được sản xuất từ gỗ của cây xoan đào. Mặt trống lân Trung Quốc cũng được bọc bằng loại da trâu rất dày. Trống Phật Sơn có một vẻ đẹp khá cuốn hút khi phần thân được bọc bằng gấm và trang trí bằng vải.

Thận trống múa lân Trung Quốc được làm bằng gỗ xoan đào nên âm thanh phát ra rất hay, có độ vang và giòn giã. Một điểm khác biệt của trống lân Trung Quốc nữa đó là phần tai trống khá to và dày nên nhìn vào rất hoành tráng.

Trống múa lân Việt Nam

Trống múa lân Việt Nam có lẽ nhìn không hoành tráng như trống lân của Trung Quốc nhưng phần âm thanh thì vô cùng cuốn hút và khác lạ với độ vàng giòn rất hay. 

Trống lân Việt Nam cũng được sản xuất từ gỗ mít và da trâu như các loại trống gỗ khác. 

Điều khiến âm thanh của trống lân Việt Nam có độ vang và hay hơn các loại trống khác đó là ở mặt bên trong của trống được gắn thêm các lò xo bằng inox với độ đàn hồi rất tốt.

Trống lân Việt Nam cũng có khá nhiều loại với kích thước khác nhau, được trang trí vô cùng bắt mắt như trống múa lân 5 tấc hay trống múa lân 6 tấc.

>>> Xem thêm: Bật mí cách đánh trống múa lân chuyên nghiệp nhất

Ý nghĩa của múa lân 

Cách đánh trống múa lân
Cách đánh trống múa lân

Múa Lân thường mang nhiều rất nhiều ý nghĩa đặc biệt  và thể hiện không khí hân hoan, vui mừng và náo nhiệt mà căn cứ vào mỗi loại hình biểu diễn và phương thức biểu diễn cũng như màu sắc của mỗi con lân mà lại có những ý nghĩa khác nhau 

Lân Độc tấu hay múa độc tấu một con Lân thường mang ý nghĩa thể hiện phong thái đơn độc, uy phong  dũng mãnh, và có hàm ý chỉ  sự chèo lái, lãnh đạo giỏi.  Và thường tượng trưng cho một người lãnh đạo, người đứng đầu gan dạ, dũng mãnh, tài chí. 

Múa Song lân thường mang ý nghĩa là song hỷ lâm môn ý chỉ niềm vui  nhân đôi, trong màn múa song lân  thì hai chú lân thường có sự phối hợp nhịp nhâu, điều này ý chỉ đến việc tâm đầu ý hợp, hợp tác thành công. 

Loại hình biểu diễn Song Lân cũng thường được sử dụng  vào các dịp như khánh thành, động thổ, …  với ý nghĩa, biểu tượng cho sự ủng hộ của đất – trời mang ý nghĩa thiên thời, địa lợi. 

Múa Tam Tinh hay múa tam lân thường biểu đạt ý nghĩa tốt  đẹp, sự kết hợp ăn ý giữa ba chú lân với nhiều màu sắc như đỏ, vàng, đen  biểu hiện  cho tam tinh là Phúc – Lộc – Thọ, biểu hiện lời cầu nguyện may mắn,  bình an, sức khỏe của con người. 

Đây cũng là loại hình thường được sử dụng trong các dịp lễ khởi công hay lễ mừng thọ,… 

Cách đánh trống múa lân đơn giản cho người mới bắt đầu 

Để có một màn trình diễn múa lân hoàn hảo thì âm thanh, nhịp điệu là một phần không thể thiếu trong nghệ thuật trình diễn múa lân. 

Người múa lân cần phải phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp với dàn nhạc  lân, và ngược lại. Dưới đây là cách đánh trống lân đơn giản cho người mới bắt đầu dành cho cách bạn tham khảo

Cầm dùi trống lân sao cho đúng ? Cách đánh trống múa lân

Cách đánh trống múa lân

Để đánh trống lân sao cho đúng, và hay thì cách cầm dùi trống sao cho đúng là rất quan trọng.  Người đánh trống lân cần phải cầm dùi trống tại vị trí ⅓ so với  chiều dài của dùi.

Thông thường  dùi trống lân dài khoảng 30cm thì nên để chừa ra khoảng 18cm phần đầu để đánh và khoảng 2cm phần đuôi dùi.  Như vậy thì âm thanh mới mạnh mẽ, dứt khoát và khi đánh mới chắc tay.

>>> Xem thêm: Trống Đoàn Đội

Động tác đánh trống lân chính xác 

Khi đánh trống lân thì cổ tay  là bộ phận chủ yếu, và để tiếng trống trở lên dứt khoát, nhanh, mạnh và tiết tấu chính xác hơn thì người đánh  nên hạn  chế cử động tối đa cả cánh tay. 

Màn biểu diễn Lân có thành công thì cần sự kết hợp, phối hợp nhịp nhàng giữa người múa lân với các nhạc công khác và người đánh trống đóng vai trò chủ yếu là người dẫn dắt và các nhạc cụ khác sẽ chơi theo trống lân. 

Tùy thuộc vào loại hình và phương thức biểu diễn mà tiết tấu sẽ nhanh chậm , trầm bổng khác nhau để người múa lân có sự thay đổi động tác nhịp nhàng giúp cho màn biểu diễn thành công. 

Nhịp  đánh đánh trống lân đơn giản 

Cách đánh trống múa lân
Cách đánh trống múa lân

Trong đánh trống lân người ta thường quy ước như sau Nhịp 1 đánh bằng tay phải, khoảng cách giữa các nhịp 1-2, 2-3, 3-4, 4-5 là 1 nhịp thì khoảng cách giữa nhịp 5-1 chỉ là 1/2 nhịp. 

Chính  điều đó khiến cho âm thanh của tiếng trống trở nên rộn ràng và nhịp nhàng và mạnh mẽ hơn. 

Khi  mới tập đánh trống lân bạn có thể tham khảo nhịp trống đơn giản dưới đây như sau: 

1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

(1/2)-1-(1)-2-(1)-3-(1)-4-(1)-5-(1/2)-1-(1)-2-(1)-3(1)-4-(1)-5

>>> Xem thêm: Giới thiệu về Trống Đăng Khoa 

Trên đây là những chia sẻ về cách múa trống lân đơn giản cho người mới bắt đầu mà thunggonhapkhau.com muốn giới thiệu tới các bạn. Mong các bạn  có thêm nhiều thông tin và kiến thức về loại hình nghệ thuật độc  đáo này nhé. 

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẫu trống lân độc đáo tại website https://thunggonhapkhau.com/ nhé 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *